Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Tầm quan trọng của phòng thủ

Trong mạt chược, đặc biệt là mạt chược Nhật Bản, ngoài việc cố gắng hoàn thành bài thì việc phòng thủ (nghĩa là tránh rơi vào bài của người chơi khác) cũng quan trọng không kém.

Vì sao lại như vậy?

Hãy nhìn lại vào quy tắc tính điểm của trò chơi. Nếu có một người chơi thắng bằng tsumo, thì cả ba người chơi còn lại cùng mất điểm. Nhưng nếu bạn dính Ron thì sao? Thật đáng buồn là khi đó chỉ có một mình bạn phải è cổ ra trả cả một số điểm lớn mà thôi.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Tóm tắt về gọi quân: Pon, Chi và Kan!

Đây có lẽ sẽ là phần cuối cùng của series Hướng dẫn mạt chược cơ bản.
Mình tạm chia các hành động gọi quân làm 2 nhóm:
- Pon và Chi: lấy quân của người khác để tạo bộ cho mình, với mục đích là tăng tốc độ hoàn thành bài.
- Kan: không có mục đích tăng tốc độ mà tăng giá trị của bài.

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Yaku (phần 2)

Bài này sẽ tiếp tục nói về các Yaku còn lại.
Một lần nữa nhắc lại rằng trên hình vẽ không phân biệt bài kín hay mở, nếu trong trường hợp nào đó có bộ bắt buộc phải kín thì mình sẽ nhắc đến điều đó.

I. Các Yaku hay xuất hiện khác

1. Iipeiko

Giá trị: 1 han (kín)





Bài có 2 Shuntsu giống nhau (345 man trong hình)

2. Sanshoku doujun (gọi tắt Sanshoku)

Giá trị: 2 han (kín)/ 1 han (mở)





Bài có 3 Shuntsu giống số của ba chất khác nhau (123 man, 123 pin, 123 sou trong hình)