Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Tầm quan trọng của phòng thủ

Trong mạt chược, đặc biệt là mạt chược Nhật Bản, ngoài việc cố gắng hoàn thành bài thì việc phòng thủ (nghĩa là tránh rơi vào bài của người chơi khác) cũng quan trọng không kém.

Vì sao lại như vậy?

Hãy nhìn lại vào quy tắc tính điểm của trò chơi. Nếu có một người chơi thắng bằng tsumo, thì cả ba người chơi còn lại cùng mất điểm. Nhưng nếu bạn dính Ron thì sao? Thật đáng buồn là khi đó chỉ có một mình bạn phải è cổ ra trả cả một số điểm lớn mà thôi.


Hãy cứ tưởng tượng, bạn dính một Mangan 8000 điểm. Khi đó bạn không chỉ tụt lại phía sau người vừa Ron bạn, mà bạn còn kém 2 người chơi còn lại tới 8000 điểm. Khoảng cách này quả không dễ gì san lấp! (luôn nhớ rằng có tới 3 đối thủ mà chỉ có một mình mình, nghĩa là chỉ có tầm 25% cơ hội cho bạn chiến thắng lại một ván khác mà thôi.)
(điều này khác biệt với mạt chược Tàu - dù chiến thắng bằng bốc hay ăn quân thì cả làng cũng vẫn phải trả tiền - mặc dù khi ăn quân thì 2 người kia trả ít hơn chút)

Mà trong mạt chược Nhật Bản, vị trí xếp hạng lại rất quan trọng. Trong Tenhou, điều đó được thể hiện qua việc bạn được thêm/mất đi một số điểm cần thiết cho việc lên cấp (mặc dù cũng phải lên cấp trung (tầm 1 dan) trở lên thì điều này mới thật sự có ảnh hưởng lớn). Còn trong mạt chược bình thường, điều này được nhấn mạnh qua số điểm Uma - tức số điểm người chơi được thêm/mất thêm tuỳ theo xếp hạng của mình.

Có nghĩa là, nếu bạn cứ dại dột rơi vào bài của người khác thì sẽ sớm bị tụt lại rất nhanh và phải nhận một số điểm phạt rất lớn đúng không nào. (giống như Suzu trường Himematsu trong truyện Saki vậy.). Tệ hơn nữa là bạn rơi vào bài của người chơi đang tranh chấp vị trí với bạn.

Thêm nữa, không giống như nhiều phiên bản mạt chược khác, mạt chược Nhật có thêm luật Furiten - cấm người chơi Ron nếu như đã đánh quân hoàn thành bài mình. Đây là nền tảng quan trọng cho kĩ thuật phòng thủ - đơn giản là, nếu bạn cứ đánh quân mà người chơi nào đó đã đánh ra thì người chơi ấy không thể nào Ron bạn được.

Tất cả những điều ở trên chỉ muốn nói rằng: Việc phòng thủ, trong nhiều trường hợp, có thể dễ dàng thực hiện được và nên được thực hiện. Những người mới chơi thường chỉ chú tâm vào hoàn thành bài mình, nhưng hãy đừng quên rằng, bảo vệ số điểm của mình không bị mất cũng chính là một hình thức ghi thêm điểm vậy!

À, và dĩ nhiên những bài sau sẽ bàn về việc làm sao để phòng thủ cho đúng đắn.

9 nhận xét:

  1. Dù nói nhiều vậy nhưng khả năng phòng thủ của mình nói chung cũng chẳng tốt lắm đâu :)) Bác nào hay đánh thủ thì chia sẻ kinh nghiệm nhá :D

    Trả lờiXóa
  2. Phòng thủ thì tùy tình hình và kinh nghiệm cá nhân thôi @@ còn gặp người lạ thì cứ quân an toàn và suju mà tiến :p

    Trả lờiXóa
  3. mình đúng kiểu chỉ chăm hoàn thành bài mình chứ chả def bao h :))

    Trả lờiXóa
  4. phòng thủ là cái gì thế =))

    Trả lờiXóa
  5. ^ là cái mà mỗi khi bọn nhân vật phụ trong Saki làm là y rằng dính đòn ấy =))

    Mà bản thân mình đánh cũng ít khi thủ lắm, nói chung theo trường phái đánh liều :)

    Trả lờiXóa
  6. Def thì mình cũng tạm, hầu như bị ron vào lúc đang tenpai và bài kia có vẻ nhỏ, hoặc lúc riichi =v=. Cơ mà suji dễ bị bẫy lắm Phong ạ, nhất là với mấy player hạng trung.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @amaika đó là nếu cậu cố tính đặt bẫy , chứ với những người chơi cầu toàn thì thủ suji khá hiệu quả đấy

      Xóa
    2. Ryanmen vẫn là hiệu quả nhất mà, bẫy thì cũng chỉ vô tình thôi chứ chả ai tự dưng đi kiếm chuyện đâu :))

      Xóa