Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Các loại quân trong phòng thủ

Trước hết phải nói rằng, không giống như Mihoko, người chơi bình thường không thể có bất cứ cách nào để đoán chính xác 100% bài của đối thủ cả. Hãy quên chuyện đoán xem đối thủ đang chờ quân gì đi! Việc phòng thủ chỉ là đánh ra những quân có độ an toàn cao, nhằm giảm thiểu tối đa khả năng dính Ron mà thôi.

(Bài này mình sẽ dùng một lượng kha khá thuật ngữ vì mấy cái đó không dịch ra được - bạn có thể xem qua "Một số thuật ngữ hay dùng")

Và cũng xin lỗi vì bài này toàn chữ, tuy vậy trong những bài phân tích trận đấu mình sẽ nhắc lại những vấn đề này sau, và khi đó thì chắc chắn sẽ có hình ảnh.



I. Các quân tuyệt đối an toàn

1. Các quân Furiten
Trong luật Mạt chược Nhật đã nói rõ ràng rằng, bạn không bao giờ được phép Ron khi đã đánh đi một quân có thể hoàn thành bài mình, hoặc khi đã bỏ lỡ một cơ hội chiến thắng sau khi đã Riichi.
Điều đó có nghĩa là gì?

Đơn giản là: Khi bạn cần phòng thủ chống lại một người chơi nào đó, thì những quân người đó đã đánh đi, cộng với tất cả các quân được đánh bởi cả 4 người chơi sau khi người đó đã Riichi đều an toàn vì chúng KHÔNG THỂ bị Ron.

Những quân như vậy gọi là Genbutsu.

2. Jihai (quân đặc biệt) cuối cùng.
Dễ dàng nhận ra nếu bạn đã nhìn thấy hết tất cả các quân của 1 rồng/gió nào đó rồi thì những quân rồng/gió cùng loại của bạn đều an toàn. Ví dụ đã thấy hết 3 gió Đông thì gió Đông thứ 4 của bạn sẽ an toàn.

(dĩ nhiên là nó không an toàn với Kokushi musou - tuy vậy cái này đằng nào cũng rất dễ nhận ra rồi.)

II. Các quân có độ an toàn cao

1. Jihai

Vì Jihai chỉ có thể dùng để tạo Koutsu (khác với các quân số có thể dùng để tạo Shuntsu nữa) nên nó an toàn hơn hẳn các quân số. Bạn càng thấy được nhiều quân giống quân trên bài bạn thì nó càng an toàn.
Nói chung việc bộ rồng và gió bị + 1 han cho đối thủ không phải là điều quá đáng ngại đối với mình.

Edit: Gần đây, mình có đọc lại một số hướng dẫn, những người chơi đẳng cấp cao thường không đánh quân rồng/gió mang lại yaku nếu chưa thấy quân giống như vậy trên bàn. Có lẽ điều này cũng hợp lí, vì thêm 1 han cho đối thủ cũng là điều khá đáng sợ.

2.Suji

Hãy nhớ các nhóm số 1-4-7; 2-5-8 và 3-6-9.

Khi quân có số ở giữa mỗi nhóm này đã an toàn với 1 người chơi nào đó (phần I.1) thì 2 quân còn lại gọi là Suji với người chơi đó.
VD: Người chơi A đã đánh 5 man. Như vậy 2 man và 8 man được gọi là Suji với người chơi A.
Khi 2 quân ở 2 bên của 1 nhóm đã an toàn với 1 người chơi nào đó thì quân ở giữa trở thành Suji với người chơi đó.
VD: Người chơi B đã đánh 1 pin, gọi Riichi và bỏ qua không Ron 7 pin sau đó. Như vậy 4 pin là Suji với người chơi B.

Vậy vì sao Suji lại an toàn hơn so với các quân khác?
Khi bạn đánh suji thì bạn không thể dính một Ryanmen được. Đơn giản là vì quân còn lại của Ryanmen tương ứng đã bị bỏ qua, nên cho dù quân bạn đánh có là quân cần thiết của đối tượng bạn đang phòng thủ thì người chơi đó cũng đã rơi vào Furiten mất rồi.

Ví dụ cụ thể hơn: Khi đối thủ đã đánh 5 man chẳng hạn, khi bạn đánh đi 2 man thì đối thủ không thể cầm 34 man mà Ron 2 man đó được, vì đã furiten 5 man.

Tuy vậy bạn cần phải nhớ rằng, Suji chỉ loại trừ được Ryanmen thôi, còn với tất cả các lượt chờ khác thì nó vô dụng -  chẳng hạn trong ví dụ trên, nếu đối thủ cầm 13 man thì hoàn toàn có thể cho bạn ăn đòn.
Nhưng, dù sao thì Ryanmen cũng được sử dụng nhiều nhất trong mạt chược nên Suji nói chung là một giải pháp chấp nhận được trong 90% tình huống. (con số mang tính chủ quan)

Và các suji khác nhau cũng có độ an toàn khác nhau.
- Suji 1/9 an toàn nhất vì loại bỏ nốt cả kanchan lẫn penchan. (chỉ còn shanpon và tanki, vì thế nó có độ an toàn bằng với Jihai)
- Suji 2/5/8 và 4/6 tiếp theo vì có thêm khả năng kanchan.
- Cuối cùng là Suji 3/7 vì có thêm cả penchan nữa.

Và hiển nhiên, bạn đã thấy được càng nhiều quân giống quân trong bài bạn thì nó càng an toàn.

À, thêm nữa, nếu trong các nhóm quân 1-4-7, 2-5-8, 3-6-9, nếu chỉ 1 trong số 2 quân ở 2 bên được đánh đi thì quân ở giữa được gọi là Nửa suji. (vd: người chơi đã đánh 8 man thì 5 man là nửa suji). Nói chung nửa suji không an toàn lắm đâu, hãy phân biệt nó với suji thật nhé. (trong ví dụ trên 5-man vẫn có thể bị dính ryanmen 34 man)

3. Kabe và no-chance

Khi cả 4 quân số giống nhau được đánh đi thì đó gọi là Kabe. (vd: bạn đã thấy cả 4 quân 7 man trên bàn thì gọi là Kabe 7-man)
Các quân được Kabe che chắn, không còn lại khả năng để tạo Shuntsu được gọi là no-chance. Trong ví dụ trên, 8 man và 9 man được gọi là no-chance.
Vì không tạo được Shuntsu nên độ an toàn của những quân no-chance là rất cao.

Nhân tiện, nếu trong tình huống trên, nếu chỉ thấy 3 trong số 4 quân 7 man thì 8 và 9 man được gọi là one-chance, và cũng có độ an toàn tương đối cao, có thể đánh khi bạn muốn tấn công tiếp mà vẫn muốn đánh những quân có độ chắc chắn nhất định, hay đơn giản là đã hết những quân chắc chắn hơn (genbutsu, suji và no-chance)

Khi phối hợp các Kabe khác nhau, cũng như Kabe với nửa suji sẽ có được những quân phòng thủ chắc chắn khác.
VD:
- Nếu trên bàn đã có cả 4 quân 4 man và cả 4 quân 7 man nghĩa là 5 và 6 man đều không thể dùng để tạo Shuntsu. (tức là no-chance rồi đó)
- Nếu đối thủ đã đánh 2-sou (có nghĩa 5-sou là nửa suji) và bạn đã thấy 4 quân 6-sou trên bàn thì 5-sou đó giờ coi như là suji bình thường vậy.


Nói tóm lại các quân càng loại bỏ được nhiều phương án bị Ron (đặc biệt là loại bỏ khả năng dính ryanmen) thì càng an toàn. Hi vọng đọc xong bài này các bạn đã có một khái niệm về việc nên đánh những quân nào khi phải phòng thủ.

Còn việc khi nào nên phòng thủ lại là một vấn đề khác phức tạp hơn, mà ngay cả với người chơi kinh nghiệm 1 năm như mình cũng chưa thể nắm rõ :( Tuy vậy mình cũng sẽ cố gắng đề cập vấn đề này trong một ngày không xa.

Cho đến lúc đó, hẹn gặp lại nhé!






3 nhận xét:

  1. Cho mình hỏi có cách nào để đoán biết yaku đối thủ đang cầm ko? Hay nhận biết đối thủ đang chuẩn bị cho 1 bộ lớn?

    Và tỉ lệ yakuman thế nào vậy? Vừa kỉ niệm 10 lần sập mặt vì yakuman xong :)

    Trả lờiXóa
  2. câu hỏi đầu tiên thì rất khó, mình cũng chẳng trả lời nổi =)) chủ yếu nhìn các bộ đối thủ đã gọi thôi, và nếu được thì đơn giản là đừng dính vào riichi vì cái riichi hay làm bài từ nhỏ thành lớn :v

    câu hỏi thứ 2, tỉ lệ yakuman ít đến mức có thể coi như ko có (dĩ nhiên là nhìn các quân nó đánh giống đang kokushi/đã gọi 2 rồng rồi thì cẩn thận chút xíu. chút xíu thôi chứ ko nên quá nhiều)

    chơi lâu chưa, thấy 10 yakuman thì chắc cũng dc kha khá thời gian đấy :v

    Trả lờiXóa
  3. mới chơi đc khoảng 2 tháng :)))) và gặp chủ yếu là yakuman Suuankou

    Ko hiểu tại sao luôn :v

    Trả lờiXóa