Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Bỏ quân hiệu quả (1)

Mục tiêu tối thượng của một trận mạt chược là giành được chiến thắng; để làm được như vậy bạn cần phải hoàn thành bài mình nhanh nhất, nhiều nhất và với giá trị cao nhất có thể.
Bài giá trị cao hay không thì nhiều lúc tuỳ vào duyên số rồi, nhưng đánh làm sao để luôn có tốc độ tenpai và hoàn thành bài cao nhất không phải là chuyện thực sự dễ dàng.
Vì vậy sẽ có một loạt bài nhỏ nói về vấn đề này.

I. Giá trị (về mặt tốc độ) của các quân bài lẻ


(LƯU Ý: bài này đã được update, khi mới viết mình chưa giỏi như bây giờ :D)
Dưới đây là những quân thường được người chơi đánh sớm vì nó cản trở về mặt tốc độ:
- Dễ thấy rằng các quân gió lẻ không trùng với gió của vòng chơi/chỗ ngồi sẽ là vô dụng nhất. Các quân này chỉ có thể hoàn thành Koutsu (bộ các quân giống nhau) mà thôi, tức là khả năng tạo được bộ với nó rất thấp.
- Tương đương với 2 loại trên có thể kể đến quân 1 lẻ nếu có quân 4 lẻ trên bàn, hoặc quân 9 lẻ nếu có quân 6 lẻ trên bàn. Nếu đánh quân 1 lẻ này đi thì dù có bốc được 23 thì nó cũng tạo được bộ với quân 4, tương tự với trường hợp 9.
- Tiếp theo đến các quân 1 và 9 lẻ, các quân này cũng có khả năng tạo bộ rất thấp.
- Sau đó đến các quân gió lẻ mà đem lại yaku và các quân rồng. Khả năng tạo bộ của các quân này cũng không khá khẩm hơn nhưng nếu tạo được bộ thì nó sẽ đem lại một yaku.
- Các quân 2/8 lẻ cũng có khả năng tạo bộ không tốt. Ở thời điểm hiện tại (năm 2016) thậm chí mình có xu hướng đánh các quân 2/8 lẻ trước cả các quân rồng, gió - mặc dù mình không có giới hạn tuyệt đối giữa 2 loại quân cuối cùng này.

Thông thường, người ta sẽ sử dụng thứ tự đánh cơ bản sau:
Gió không yaku => 1/9 có 4/6 => 1/9 lẻ => Rồng/gió có yaku => 2/8 lẻ. Hoặc 2/8 lẻ trước rồi mới đến rồng/gió có Yaku.

Một số kinh nghiệm của bản thân + tham khảo từ một số hướng dẫn:
1. Gió của vòng chơi luôn là một quân quan trọng vì có thể đem lại cho một người chơi nào đó tới 2 han. Nếu nó không đem lại 2 han cho bản thân mình thì mình thích đánh nó thật sớm từ lượt 1/2 nếu muốn chơi tấn công hoặc không bao giờ đánh nó (trừ phi đã chắc chắn an toàn, hoặc là đánh ngay sau một người chơi khác, hoặc rất gần tenpai) nếu đang dẫn trước và muốn bảo vệ lợi thế.
Tương tự nếu một trong những quân rồng/gió trong bài bạn là dora: hoặc là đập luôn từ đầu, hoặc là giữ lại đến khi an toàn hoặc rất gần tenpai.
2. Trong nhiều trường hợp nên giữ lại 1-2 quân gió hoặc rồng (tốt nhất là đã thấy 1/2 quân cùng loại trên bàn) để phòng thủ khi cần.
3. Khi ngồi cửa Đông và bài khá đẹp thì nên tránh đánh gió Tây hoặc gió Bắc trong lượt 1 vì có thể dẫn đến ván hoà (4 người cùng đánh 1 gió trong lượt đầu tiên).
4. Không nên quá chú trọng đến các yaku: Honitsu, Chanta, Junchan mà đánh đi các quân số ở giữa sớm.
- Đối thủ sẽ đề phòng
- Với các yaku này nhiều khả năng về sau sẽ phải đi gọi. Tuy nhiên nếu phải đi gọi các yaku này thì thà cứ đánh như bình thường, ưu tiên tốc độ để về sau riichi còn hơn. (Riichi + Tsumo + Ura-dora > Honitsu mở hoặc Junchan mở)

Một ví dụ nho nhỏ:




(Vòng gió Đông, cửa Đông)
Các quân được ưu tiên đánh sớm sẽ là: gió Tây, gió Bắc, Haku, 1 sou, 1 man.
Mình sẽ chọn thứ tự: Gió => 1 sou => 1 man => Haku; nhưng sẽ giữ lại 1 gió hoặc Haku lâu một chút để đề phòng có biến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét